Quý I/2023, xuất khẩu cá tra của Việt Nam mang về 422 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát lương thực toàn cầu cùng với tồn kho cao khiến nhu cầu và giá nhập khẩu giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu xuất khẩu cá tra Việt Nam tại nhiều thị trường lớn.
Hai thị trường lớn nhất của mặt hàng này là Trung Quốc và Mỹ đều giảm nhập khẩu lần lượt 22% và 64%. Sau khi giảm sâu trong tháng 1/2023, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đã tăng 26% trong tháng 2/2023, phần nào cho thấy tín hiệu tích cực tại thị trường này.
Xuất khẩu sang thị trường Mỹ chưa phục hồi trong khi xuất khẩu sang EU cũng có tín hiệu tích cực hơn nhờ thị trường Đức tăng gấp đôi nhập khẩu cá tra Việt Nam. Nhiều thị trường khác cũng chịu mức giảm từ 12-61%.
Lạm phát lương thực toàn cầu cùng với tồn kho cao khiến nhu cầu và giá nhập khẩu giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu xuất khẩu cá tra Việt Nam tại nhiều thị trường lớn.
Quý I/2023, xuất khẩu cá tra sang thị trường EU đạt 45 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái (46,7 triệu USD). Hầu hết các thị trường trong EU đều tăng NK cá tra Việt Nam, trong đó nhiều thị trường ghi nhận mức tăng trưởng hai con số như Romania (36%), Thụy Điển (53%), Đan Mạch (34%), Bulgaria (49%). Một số thị trường nhỏ hơn tại châu Âu ghi nhận mức tăng trưởng dương 3 con số như: Đức (100%), Litva (429%), Phần Lan (436%).
Bên cạnh EU, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang một số thị trường khác trong giai đoạn này cũng tăng trưởng khả quan như: sang Singapore đạt 8,7 triệu USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước, sang Anh đạt 16,2 triệu USD, tăng 34%. Vương quốc Anh mặc dù có tỷ lệ lạm phát cao nhất so với các nền kinh tế lớn khác nhưng vẫn nằm trong số ít thị trường ghi nhận tăng trưởng dương về nhập khẩu cá tra của Việt Nam.

Quý I/2023, hầu hết doanh nghiệp cá tra phải đối phó với tình trạng tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm ngoái. Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất gồm Vĩnh Hoàn, NAVICO, IDI Corp, Vạn Đức Tiền Giang, GODACO chiếm 34,9% kim ngạch xuất khẩu đều bị sụt giảm doanh số từ 7-43%.
Ngành thủy sản nói chung, cá tra nói riêng đối mặt với thách thức từ cuối năm 2022 do lạm phát kéo dài, hàng tồn kho cao. Ngoài khó khăn về thị trường, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra còn gặp khó khăn về nguyên liệu, tín dụng và sản xuất. Chi phí đầu vào từ tôm bố mẹ đến thức ăn và các chi phí khác không ngừng tăng cao, người nuôi “bỏ ao” dẫn đến nguy cơ thiếu nguyên liệu. Cả nông dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đều rơi vào cảnh thiếu vốn để duy trì sản xuất kinh doanh.
Bối cảnh hiện nay của ngành cá tra đang rất cần sự chung tay, hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan nhà nước cũng như sự chung tay của người nông dân và doanh nghiệp.
Xuất khẩu cá tra trong thời gian tới dự kiến chủ yếu sang Trung Quốc, một số nước châu Âu như Anh, Đức, Bồ Đào Nha và thị trường Trung Đông. Xuất khẩu cá tra dự kiến phục hồi trong quý III/2023 nhờ các chương trình xúc tiến thương mại.