Hiện nay, cá tra là một trong những đối tượng nuôi nước ngọt chủ lực, cung cấp thực phẩm trong nước và là mặt hàng thủy sản xuất khẩu quan trọng không chỉ của Việt Nam mà còn của một số nước nhiệt đới như Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Indonesia, Malaysia, Bangladesh, Ấn Độ và Philippines. Tuy nhiên, do quá trình chuyển đổi nhanh từ nuôi quảng canh sang thâm canh, diện tích nuôi ngày càng mở rộng nên vấn đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều.
Tại ĐBSCL- Việt Nam, bệnh xuất huyết (hay còn gọi là bệnh đốm đỏ) là một trong những bệnh phổ biến trên cá tra với tần suất xuất hiện cao nhất trên cá tra nuôi thâm canh và đã gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Tác nhân gây bệnh là nhóm vi khuẩn có tên Aeromonas spp. bao gồm Aeromonas hydrophila, A. sobria và A. caviae. Trong đó, vi khuẩn Aeromomas hydrophila được coi là loài quan trọng nhất gây bệnh cho cá nước ngọt. do vi khuẩn Aeromonas hydrophila ghi nhận lần đầu tiên ở Mỹ trên cá hồi (nước ngọt) năm 1979, sau đó bệnh xuất hiện ở một số nước châu Á. Ở Việt Nam, bệnh được ghi nhận từ trước năm 1993. Hiện nay, bệnh bùng phát ở hầu hết các vùng nuôi cá nước ngọt và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.
Bệnh xuất huyết xảy ra ở hầu hết các loài cá tra nuôi lồng bè, ao nước ngọt và ở tất cả các giai đoạn nuôi, bệnh lây lan nhanh với tỷ lệ chết lên đến 90% ở những trường hợp nặng. Ở Việt Nam, bệnh xuất huyết xảy ra quanh năm, tập trung vào đầu mùa khô, nhất là khi cá bị stress như sau mưa. Bệnh lây từ cá bệnh sang cá khỏe trong cùng ao. Mầm bệnh tồn tại trong môi trường và có thể trực tiếp gây bệnh cho cá khỏe thông qua lây nhiễm bằng dụng cụ (như thau, vợt, lưới,..). Mầm bệnh có thể tồn tại trong môi trường nước ao nuôi và lây lan từ ao này sang ao khác, từ vùng nuôi này sang vùng nuôi khác.

1.Nguyên nhân:
Mật độ thả nuôi cao, ô nhiễm môi trường và bùn hữu cơ trong ao nuôi. Bệnh xuất huyết có nhiều khả năng xảy ra khi cá bị căng thẳng, ví dụ như trong quá trình xử lý hoặc vận chuyển. Cá bị sốc do vận chuyển, ao có hàm lượng nitrit và amoniac cao, oxy hòa tan thấp. Bệnh có thể xuất hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá tra nuôi.
2. Tác nhân gây bệnh:
Aeromonas hydrophila loài vi khuẩn đặc trưng cho nước ngọt. Ngoài ra, một số trường hợp phân lập được vi khuẩn A. Sobria trên cá bệnh. Aeromonas hydrophila là vi khuẩn Gram âm, hình que ngắn, 0,5x1,0-1,5 mm, hai đầu hơi tròn.
3. Dấu hiệu bệnh
Khi nhiễm bệnh ở giai đoạn đầu: cá giảm ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên mặt nước. Da cá thường chuyển màu sang sậm không bạc, cá mất nhớt. Giai đoạn tiếp theo, trên thân, gốc vây, quanh miệng, mắt, hậu môn xuất hiện các đốm xuất huyết. Ngoài ra, có những vết loét ăn sâu vào cơ. Trên các vết loét thường có nấm và ký sinh trùng. Mắt lồi, sưng quanh hốc mắt, mất chất nhầy; viêm hậu môn xuất huyết; bụng căng, vây xơ bị rách. Về bệnh tích, ruột có thể bị đầy hơi, gan và thận thường bị hoại tử. Khoang bụng xuất huyết, gan nhợt nhạt, mật to, thận sưng to, xuất huyết. Trường hợp cấp tính, khi mổ xẻ cá thấy trong khoang bụng có nhiều dịch đỏ lẫn máu, xuất huyết bên trong, cá chết hàng loạt trong thời gian ngắn.
4. Điều trị và phòng bệnh
Bước 1: Vệ sinh ao, vớt cá chết ra khỏi ao.
- Trường hợp chất lượng nước tốt, không phát hiện cá chết thì tiến hành thay 30% lượng nước.
- Cần kiểm tra kỹ cặn bã ở đáy và hút (nếu cần)
Bước 2: -Giảm cho ăn ít nhất 50% hoặc ngừng cho ăn 1-2 ngày
Bước 3: - Bắt đầu lấy mẫu cá (tùy theo kích cỡ cá)
+ Cá có trọng lượng 500g ta thu được 15-20 con
+ Thu gom 10-15 con cá lờ đờ và 3-5 con khỏe mạnh; sau đó cho vào túi nylon không có nước
+ Kiểm tra ngoại ký sinh và nội ký sinh.
+ Tìm loại kháng sinh phù hợp để điều trị cho cá